Đam mê có cần thiết phải có khi kinh doanh nhà hàng hay không? Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây nhé!

Câu chuyện về một người dám thành công

“Đời người có đến 60% là được người khác định hướng, 30% là tri thức và 10% còn lại do may mắn. Còn đối với tôi, hơn 20 năm cuộc đời đều do người khác chỉ định, phải như này, nên như thế kia.”

Tôi xuất thân là dân Bách Khoa, nhưng lại yêu thích và có máu kinh doanh. Rời trường đại học, tôi kêu gọi mấy thằng bạn cùng hùn vốn mở một quán ăn nhỏ, dạng lẩu nướng và thành công cũng đã nhanh chóng đến với chúng tôi.

Theo đà đó, chúng tôi quyết định mở thêm vài cơ sở nữa. Thời điểm làm ăn phát đạt nhất, tôi đã sở hữu 5 cơ sở quán nướng, mỗi quán có sức chứa đến hơn 200 chỗ ngồi. Tôi thấy kinh doanh quán ăn có gì khó khăn đâu mà nhiều người phá sản thế.

Lợi nhuận tăng chóng mặt, tôi mua nhà, mua xe, đổi điện thoại liên tục và bắt đầu nghĩ đến việc mình sắp thành tỷ phú. Chỉ có điều tôi không hiểu tại sao tôi lại thành công được như thế! Hay là rơi vào 10% ở trên nhỉ?

dam-me-co-can-thiet-phai-co-khi-kinh-doanh-nha-hang-hay-khong1

Nhưng cuộc đời mà, người tính không bằng trời tính. Khi chúng tôi có nhiều nhà hàng hơn đồng nghĩa với việc phát sinh nhiều vấn đề hơn. Nguyên liệu nhập nhiều hơn, từ nhiều nguồn hàng và chúng tôi không giám sát được nguồn gốc số thực phẩm đó, chúng tôi đang bán cho khách hàng những món ăn không đảm bảo vệ sinh mà không hề hay biết.

Nhân viên gian lận, khách hàng bức xúc và dần bỏ đi, chúng tôi nhận được những review rất tệ không thể cứu vãn. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, nhà đầu tư rút vốn, nhân viên nghỉ việc. Quán ăn phá sản, không chỉ 1 mà cả 5 quán khiến tôi suy sụp.

Tôi nợ ngân hàng ngập đầu, người bạn thân thiết góp vốn cùng thì chỉ muốn lao vào đấm tôi nhừ tử, vợ con ca thán, họ hàng nghe thấy tiếng tôi là muốn tránh xa vì không muốn cho vay tiền… Thời gian đó tôi đã nghĩ đến chuyện tự tử để thoát khỏi kiếp nợ này. Nhưng ngọn lửa đam mê kinh doanh trong tôi còn chưa cháy hết, tôi không thể cứ thế mà đi được.

Tình cờ một ngày lang thang trên mạng, đọc được thông tin khóa học quản lý nhà hàng. Người chết đuối vớ được phao, tôi tham gia học, gặp gỡ những người đang kinh doanh trong ngành và vỡ ra bao điều. Đến giờ tôi mới hiểu vì sao mình thành công dễ dàng, vì sao mình lại thất bại nhanh chóng. Tôi nhận ra rằng để quản lý được chuỗi nhà hàng cần phải có sự đầu tư nghiêm túc vào một giải pháp quản lý chứ không phải kinh doanh theo bản năng nữa.

Tôi bắt đầu sửa chữa lại những sai lầm, tiếp tục mở nhà hàng và bắt đầu lại từ đầu. Tôi đã dần lấy lại được mọi thứ nhưng vẫn để một khoản nợ nhỏ trong ngân hàng (chỉ trả lãi) để luôn nhắc mình về bài học thất bại này. Tôi đã thất bại nhưng tôi dám thành công vì bên cạnh tôi còn có niềm đam mê cháy bỏng với kinh doanh nhà hàng.”

Đọc đến đây có lẽ bạn đã trả lời được câu hỏi “Kinh doanh nhà hàng có cần đam mê không?”. Trong một số hoàn cảnh khắc nghiệt, đam mê giúp bạn đứng lên & kiên trì với hành trình mình đã chọn.

Đam mê hay chỉ là sở thích

Đam mê và sở thích có nhiều điều rất khác nhau. Khi bạn thích một điều gì đó, bạn sẽ muốn làm nó nhưng khi gặp khó khăn bạn sẽ nhanh chóng chán nản và rời bỏ điều mình đã từng thích. Tất nhiên, sở thích cũng rất dễ dàng thay đổi.

Nhưng đam mê thì khác, bạn sẽ tưởng tượng nó giống như ngọn lửa cháy âm ỉ và chỉ trực chờ bùng lên khi có cơ hội. Ngọn lửa này không khi nào dập tắt được dù cho bạn có gặp khó khăn như thế nào, chắc chắn bạn sẽ luôn tìm cách để thực hiện nó.

Tôi đã từng gặp nhiều người vỗ ngực nói “Tôi đam mê kinh doanh, ước mơ của tôi là mở quán cafe cho riêng mình” nhưng chỉ vướng phải vài tháng bù lỗ là mau chóng bỏ cái “ước mơ” đó ra khỏi đầu.

dam-me-co-can-thiet-phai-co-khi-kinh-doanh-nha-hang-hay-khong2

Rào cản và định kiến xã hội cũng là một yếu tố khách quan khiến bạn dễ từ bỏ niềm đam mê của mình. Bạn sẽ không lạ với những lời chỉ trích sao học đại học đàng hoàng mà lại đi mở quán ăn?, rồi so sánh với “con nhà người ta” làm ở công ty to, tập đoàn lớn, lương cao, trong khi con mình cứ loay hoay với cái quán bé xíu, lọ mọ từng cái bát mớ rau, chẳng lời lãi gì. Tất cả những điều này thôi cũng đủ để làm bạn nhụt chí.

Cũng có nhiều người vượt qua được định kiến, nhưng sau thất bại một lần thì lại khó vượt lên và làm lại từ đầu, không đủ đam mê để bắt đầu lại, vì bạn sợ vết xe đổ đó.

Tôi cũng gặp nhiều nhà đầu tư tay ngang, họ quan sát thấy thị trường F&B như một miếng đất màu mỡ nên nhảy vào, không kiến thức, không kinh nghiệm, cũng chẳng có đam mê, thấy lời thì làm. Tất nhiên họ cũng sẽ có được kết quả nhưng cũng nhanh chóng từ bỏ để chuyển sang thị trường khác tiềm năng hơn.

Nuôi dưỡng đam mê

Nếu như bạn đã tìm hiểu đủ sẽ thấy kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực phức tạp và gặp nhiều rủi ro. Nhưng niềm đam mê công việc kinh doanh sẽ dẫn lối cho bạn tìm ra những cơ hội không ai ngờ tới. Điều quan trọng là bạn cần nuôi dưỡng đam mê của mình đủ lớn:

1. Đừng đổ lỗi

Hãy ngừng đổ lỗi cho việc gia đình khó khăn, không đủ điều kiện để chu cấp cho đam mê của bạn. Cũng đừng đổ lỗi gia đình bạn cấm đoán bạn không được đi theo con đường đó, hay bố mẹ không sẵn lòng chu cấp thêm vốn để bạn duy trì nhà hàng.

Hãy tự nuôi dưỡng đam mê của mình và đừng trông chờ hay dựa dẫm vào bất cứ ai. Cuộc đời bạn do chính bạn quyết định mà.

2. Đừng tự giới hạn ước mơ của mình

Thích viết lách đâu phải làm nhà văn, đam mê kinh doanh nhà hàng đâu nhất thiết phải mở nhà hàng thật lớn.

Hãy cho bản thân mình cơ hội để được thử,  thử những kiến thức bạn thu được, thử những mô hình mà bạn nghĩ sẽ hiệu quả… Biết đâu thành công đang đợi bạn gõ cửa, nhưng bạn lại cứ trói mình bằng sự ngần ngại mà không dám chạm đến. Không thành công chắc cũng thành case study.

3. Đừng vội nản trí

Con đường theo đuổi đam mê không phải lúc nào cũng màu hồng, luôn có nhiều thử thách đầy chông gai. Nếu không có thất bại, bạn sẽ không thể hiểu hết được giá trị của thành công. Thành công mà không biết lý do mới thật sự đáng sợ, bởi khi gặp vấn đề bạn sẽ không biết cách giải quyết. Đừng nghĩ đôi ba lần thất bại là mình bất tài, con đường mình chọn là sai. Hãy kiên trì, và giữ lòng nhiệt huyết.

4. Nuôi dưỡng đam mê bằng lý trí

Đam mê là một yếu tố quan trọng để giúp bạn kinh doanh thành công, nhưng cũng đừng quá mù quáng. Đam mê không phải là chiếc vé vàng lên chuyến tàu thành công, bởi vì bạn còn cần rất nhiều thứ như nền tảng kiến thức, ý tưởng, kế hoạch, sự thấu hiểu thị trường, khả năng quản trị rủi ro.

Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã thật sự hiểu về sự đam mê trong kinh doanh nhà hàng nói chung và bất kỳ ngành nghề nào nói riêng.  Hãy thu thập cho mình thật nhiều kiến thức và học hỏi từ thực tế để hiểu về mô hình kinh doanh nhà hàng mà bạn định hướng.

Theo sapo.vn

​​​​​​Giải Pháp Quảng Cáo, Marketing Nhà Hàng Chuyên Nghiệp

Sự kết hợp giữa con người và công nghệ thông tin trên nền tảng internet đã mang tới những giải pháp marketing hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tự hào là đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp marketingquảng cáo nhà hàng, ẩm thực, chuỗi cửa hàng ăn, cà phê cũng như quán bar. Với hơn 12 năm kinh nghiệm triển khai cho hơn 1.000 doanh nghiệp, đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn mang tới những thành công vượt trội về thương hiệu và doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp. Tham khảo các dịch vụ marketing nhà hàng Tại Đây.

ONESE –  Digital Marketing Agency
​​”Bí quyết marketing nhà hàng vượt qua khủng hoảng“

TƯ VẤN MARKETING NHÀ HÀNG:  028 6292 1313
Email: qc@quangcaonhahang.com
Website: www.quangcaonhahang.com
Địa chỉ: 140B Bạch Đằng, P2, Tân Bình, TP HCM

Để lại bình luận của bạn!

.
.
.
.